1/ Phan Xi Păng : 3.143 mét

Có 4 đường lên: Xín Chải, Trạm Tôn, Cát Cát là ba đường lên thông dụng. Một đường nữa leo ngược từ bên Than Uyên – Lai Châu sang (đường này ít người đi, trèo núi leo rừng hết 7 ngày, thường dành cho những người bán chuyên). Hầu hết mọi người đi phượt/du lịch bụi gì đó đều đã leo đỉnh núi này. Đây cũng là một điểm du lịch nổi tiếng.

Fansipan, đỉnh núi cao nhất Việt Nam
Fansipan, đỉnh núi cao nhất Việt Nam
Fansipan, đỉnh núi cao nhất Việt Nam

2/ Phu Ta Leng : 3.096m 

Đỉnh này đã được một nhóm khai mở vào năm 2012, từ đó đã có một số đoàn tiếp tục tiến vào đây. 

Phu Ta Leng, đỉnh núi cao thứ nhì Việt Nam
Phu Ta Leng, đỉnh núi cao nhì Việt Nam
Buộc cờ trên đỉnh Phu Ta Leng
Phu Ta Leng, đỉnh núi cao nhì Việt Nam

Có 3 hướng leo lên thì phải, mặc dù thông dụng nhất vẫn là từ hướng bản Hồ Thầu. Hai hướng nữa là từ đỉnh đèo Giàng Ma leo sang (có 1 nhóm đã thử đi, hết gần 2 tuần) và một đường khác cũng leo ngược suối từ một điểm trên Quốc lộ 4D.

3/ Pu Si Lung : 3.076m 

Nằm ở Tây Bắc tỉnh Lai Châu, giữa sông Đà và thượng nguồn sông Nậm Na. Chưa ai leo đến đỉnh này vì nó nằm ở khu vực biên giới với Trung Quốc, tình hình an ninh rất phức tạp. Hơn nữa đường vào rất khó đi, leo từ đồn biên phòng Pa Ủ phải mất tối thiểu 5 ngày mới đến nơi. Có Quycoctu là một phóng viên có giấy giới thiệu đã từng leo vào đến một cột mốc gần đó nhưng không đủ sức đi tiếp.

Đường vào đồn biên phòng Pa Ủ

4/ Bạch Mộc Lương Tử : 2.998m

Đã có người leo được vào năm 2012. Khu vực núi non hiểm trở vùng Tây Bắc có rất nhiều đỉnh núi cao, việc chinh phục được ngọn Phu Ta Leng là tiền đề để khám phá những ngọn núi cao còn lại, Bạch Mộc Lương Tử là một ví dụ.

Tọa độ Bạch Mộc Lương Tử
Đỉnh cao Bạch Mộc Lương Tử

5/ Pú Luông – Lai Châu : 2.985 mét

Hình như cũng chưa có ai leo được đỉnh này. Pú Luông ở Lai Châu khác với Pù Luông ở Thanh Hóa nhé.

6/ Phu Song Sung : 2.971m

Núi không quá cao, leo kiểu thẳng tuột lên núi. Đường trekking cũng nhẹ nhàng. Phu Song Sung vào mùa đông có biển mây rực rỡ, có thể coi là một cảnh đẹp kỳ thú độc đáo hiếm gặp ở Việt Nam. Leo Phu Song Sung (Tà Chí Nhù) từ bản Xà Hồ, Xã Trạm Tấu.

Tà Chí Nhù, biển mây trên trời
Tà Chí Nhù, biển mây trên trời
Tà Chí Nhù, biển mây trên trời
Tà Chí Nhù, biển mây trên trời

7/ Lùng Cúng : 2.913 mét

Chưa có thông tin

8/ Đỉnh Xi Giơ Pao : 2.876 mét

Chưa có thông tin

9/ Đỉnh Sa Phình : 2.871 mét

Chưa có thông tin

10/ Tà Xùa: 2.865m

Tà Xùa có 3 đỉnh, hầu hết mọi người leo mới chinh phục được 1 – 2 đỉnh gì đó. Đỉnh còn lại vẫn đang nằm trong .. sương mù. Đây là vùng đấy khá bí hiểm nằm cùng khu vực với Phu Song Sung, khu vực chịu ảnh hưởng của chiến tranh với Trung Quốc.

Dãy Tà Xùa ấn hiện trong làn mây

Ngoài ra còn có các ngọn núi nhiều người biết khác như :

11/ Pu Xai Lai Leng : 2.711m – Kỳ Sơn – Nghệ An
12/ Đỉnh Bá Muông : 2.500 mét
13/ Đỉnh Tây Côn Lĩnh : 2.419m ở phía Tây tỉnh Hà Giang. 

Đỉnh Tây Côn Lĩnh xịn nằm ở trong màn sương mù. Khu vực núi Tây Côn Lĩnh với núi Bà Đen thì đã được cày nát bởi dân du lịch. Nhưng đỉnh Tây Côn Lĩnh thì không phải ai cũng đến nơi. Mặc dù không quá cao, leo mất 2 ngày nhưng cũng là một thử thách thú vị. Người đầu tiên khai mở Tây Côn Lĩnh là nhà báo Phạm Ngọc Dương (báo điện tử VTC), anh này cũng là người có nhiều chuyến đi kỳ thú khác.

Nhóm chinh phục Tây Côn Lĩnh đầu tiên
Cảnh vật Tây Côn Lĩnh, đỉnh cao vùng Đông Bắc

14/ Đỉnh Pú Một : 2.132 mét
15/ Tả Củ Tỷ: 1.856 mét

Các núi cao tập trung hầu hết ở vùng phía Bắc, do đặc điểm địa hình trên nền địa hình cao hơn so với miền Nam và miền Trung. Độ cao chúng ta so sánh là độ cao tuyệt đối so với mực nước biển. Còn khi so sánh độ cao tương đối thì có rất nhiều ngọn núi hiểm trở nữa ở khu vực miền Trung như khối núi Ngọc Linh (gần 2600m thì phải), núi Bà Đen – Tây Ninh (1000m), đỉnh Chư Yang Sin (24000+m) … tuy không quá cao nhưng đường leo rất hiểm trở. Thôi nói chung là Việt Nam rất rộng, núi non nhiều lắm cứ từ từ mà leo.
Theo http://quoclo1.com/Thông tin này được cập nhật trước ngày 16/7/2013 nhé :)) 
LIKE and SHARE this article:

Post a Comment