HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ II  ĐỊA LÝ – 11C2, 11S2
TẢI VỀ MÁY FILE WORD ĐỊNH DẠNG SẴN: https://www.kleii.com/f/518808d24b457d3f3800004a
I. Về kiến thức:
  1. Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên khu vực Đông Nam Á trong sự phát triển kinh tế khu vực? Hướng giải quyết?
a. Thuận lợi: tự tìm thông tin
- Khí hậu:
- Đất đai:
- Sông ngòi: 
- Khoáng sản: 
- Rừng:
- Biển:
b. Khó khăn:
- Nằm sát vành đai lửa Thái Bình Dương: núi lửa, động đất, sóng thần…
- Nơi hoạt động của áp thấp nhiệt đới: Chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt..
- Diện tích rừng đang bị thu hẹp do khai thác quá mức, cháy rừng, suy giảm đa dạng sinh học…
c. Hướng giải quyết: 
- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- Phòng tránh, khắc phục thiên tai
  1. Đặc điểm dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á. Làm rõ những trở ngại của đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế của khu vực?  
* Đặc điểm:
- Dân số đông, gia tăng tương đối nhanh,cơ cấu dân số trẻ.
- Mật độ dân số cao, phân bố không đều.
- Khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo; đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo,…
- Chất lượng lao động thấp
- Bất ổn định về chính trị, mâu thuẫn dân tộc – tôn giáo.
*Ảnh hưởng:
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng.
- Thuận lợi giao lưu văn hóa, phát triển du lịch.
- Gây sức ép cho tạo việc làm và phát triển kinh tế.
  1. Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á. Tại sao các loại cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở đây?
Tự làm ý đầu.
Giải thích
- Khu vực có nền nhiệt lượng cao, lượng mưa phong phú
- Đất đỏ badan màu mỡ
- Nguồn nhân công dồi dào, siêng năng
  1. ASEAN ra đời và phát triển như thế nào ? Trình bày các mục tiêu của ASEAN. Tại sao mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến ổn định?  
Ý đầu tụ làm. Mục tiêu chính của ASEAN
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước  thành viên
- Giải quyết những mâu thuẩn,bất đồng trong nội bộ ASEAN cũng như những bất đồng giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khối
- Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều.
Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến ổn định vì: 
         -  Mỗi nước trong khu vực đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề tôn giáo, sắc tộc hay do các thế lực bên ngoài gây nên sự cần thiết phải ổn định để phát triển.
          - Giữa các nước còn nhiều tranh chấp phức tạp (biên giới, đảo, vùng biển) ổn định để đối thoại hòa bình, giữ nguyên hiện trạng để tránh xung đột có thể xảy ra.
- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực
  1. Trình bày những thành tựu và thách thức của ASEAN. Từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí.
- Thành tựu 1: tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao
+ Thách thức: tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
+ Giải pháp: tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm.
- Thành tựu 2: đời sống nhân dân đã được cải thiện
+ Thách thức: còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo, tạo nên lực cản đối với nền kinh tế và là nhân tố dễ gây ra mất ổn định xã hội
+ Giải pháp: cần có các chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xoá đói, giảm nghèo.
- Thành tựu 3: tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.
+ Thách thức: không còn chiến tranh, nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây nên tình trạng mất ổn định cục bộ.
+ Giải pháp:
ü  Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố
ü  Nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
ü  Về cơ bản vẫn phải giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
  1. Việc gia nhập ASEAN đã đem lại cho Việt Nam những thuận lợi và thách thức gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội?
- Thuận lợi: giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học…Đẩy mạnh xuất, nhập khẩu giữa nước ta và các nước trong khu vực.
- Thách thức phải vượt qua: sự chênh lệch về trình độ công nghệ, cạnh tranh mạnh mẽ, sự khác biệt về thể chế chính trị.
  1. Chứng minh rằng tự nhiên Ô-xtrây-li-a có sự phân hoá mạnh.    
- Địa hình: từ Tây sang Đông chia làm 3 khu vực: cao nguyên, miền đất thấp và vùng đất cao – dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a                                             
- Khí hậu: phần lớn lãnh thổ có khí hậu hoang mạc, tuy nhiên có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.                                               
- Cảnh quan: đa dạng (dãy Trường Sơn miền Đông, một số cảnh quan hoang mạc ở vùng nội địa, dải San hô ngầm vĩ đại ở vùng biển Đông Bắc…)
- Sinh vật: nhiều loài động vật, thực vật bản địa quý hiếm.
  1. Chứng minh rằng Ô-xtrây-li-a có 1 nền nông nghiệp hiện đại.     
* Thể hiện:
- Trình độ chuyên môn hoá, liên hợp hoá và trình độ kĩ thuật nông nghiệp rất cao.                                     
- Chăn nuôi chiếm 60% giá trị sản xuất của nông nghiệp      
- Chỉ chiếm 5,6% lực lượng lao động, nhưng chiếm 25% giá trị xuất khẩu
- Đứng đầu thế giới về xuất khẩu len, là nước xuất khẩu nhiều sữa, thịt bò sang nhiều nước trên thế giới
  1. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp chính của Ô-xtrây-li-a. Giải thích về sự phân bố đó
Các trung tâm công nghiệp chính tập trung ở vùng phía Đông, Đông Nam và Tây Nam (dẫn chứng). Tập trung dân đông và vị trí địa lí thuận lợi.
  1. Tình hình phân bố dân cư và cơ cấu chủng tộc, tôn giáo của Ô-xtrây-li-a.
 - Phân bố theo không gian lãnh thổ rất không đều: dân cư tập trung đông ở các đồng bằng ven biển phía Đông, Đông Nam, Tây Nam (90% dân, dân cư tập trung trên khoảng 3% diện tích đất liền); đại bộ phận lãnh thổ có dân cư thưa thớt (dưới 1 người/km2).
- Có sự khác nhau về địa bàn cư trú của người bản địa và dân nhập cư. Người bản địa sống ở hoang mạc trung tâm và phía Tây, Tây Bắc của đất nước; phần duyên hải phía Đông, Đông Nam và Tây Nam là nơi tập trung của dân nhập cư.
- Về cơ cấu chủng tộc và tôn giáo:
+ Chủng tộc chủ yếu là người da trắng gốc Âu (chiếm 95%), người bản địa chỉ chiếm 1%.
+ Tôn giáo đa dạng, song chủ yếu là theo đạo Thiên chúa, giáo phái Anh, Cơ đốc giáo. Ngoài ra còn có Hồi giáo, Do Thái, Phật giáo.



II. Về kĩ năng:
- Tập trung vào các dạng: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường (đồ thị), biểu đồ miền.
- Kĩ năng tính toán các số liệu thống kê, nhận xét, phân tích các bảng số liệu… (Phần này các em có thể tham khảo và làm một số dạng bài tập trang dưới)
 HƯỚNG DẪN 1 SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ HỌC



YÊU CẦU
ĐƠN VỊ TÍNH
CÔNG THỨC TÍNH
MẬT ĐỘ DÂN SỐ
Người/ Km2
Mật độ = Số dân/diện tích
SẢN LƯỢNG
Tấn hoặc triệu tấn
Sản lượng = Năng suất × diện tích
NĂNG SUẤT
Tạ/Ha hoặc Tấn/Ha
Năng suất = Sản lượng : Diện tích
TỈ LỆ GIA TĂNG TỰ NHIÊN
%
GTTN = (Tỉ lệ sinh - Tỉ lệ tử )/10
TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ (Tg)
%
Tg = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử
BÌNH QUÂN ĐẤT
Ha/Người
BQĐ = Diện tích đất : Số dân
BÌNH QUÂN THU NHẬP
USD/Người
BQTN = Tổng thu nhập : Dân số
TÍNH PHẦN TRĂM
Từng phần
(Giá trị từng phần × 100) : Tổng số
Từ % quy ra số liệu thực
Tổng × số % của yếu tố cần tính : 100
Tốc độ tăng trưởng (Năm gốc)
(Số liệu thực của năm sau × 100): số liệu thực của năm gốc
CÁN CÂN XUẤT – NHẬP KHẨU
Đơn vị tuyệt đối
Cán cân Xuất – Nhập khẩu = Xuất khẩu – Nhập khẩu
TÍNH TỈ LỆ XUẤT NHẬP KHẨU
%
Tỉ lệ Xuất – Nhập khẩu = (Xuất khẩu : Nhập khẩu) × 100
Hướng dẫn cách nhận xét biểu đồ cho ngắn gọn, đủ ý.
Thường có hai bước chính:
+        Nhận xét hàng ngang: tăng hay giảm, tăng hay giảm bao nhiêu? (có thể làm toán trừ hoặc toán chia cũng được). Yếu tố nào tăng nhanh nhất, tăng mấy lần, yếu tố nào tăng nhanh nhì… tăng chậm nhất, tăng mấy lần)
+        Nhận xét hang dọc: Xếp hạng so sánh. Yếu tố nào dẫn đầu (hay chiếm nhiều nhất). Thứ nhì là ………. Thứ ba là …………. Xếp hạng chót (hoặc ít nhất) là ……………. Nếu các năm giống nhau về thứ hạng thì ta gom chung lại nói một lần.
+         Kết luận: Tùy theo câu hỏi mà ta có thể kết luận phù hợp chừng 2 hoặc 3 dòng.
Hướng dẫn chia tỉ lệ
+        Hàng đơn vị : Lấy một số liệu lớn nhất trong bảng số liệu chia cho 10, tròn làm tròn số (tốt nhất là tròn đến 0 hoặc đến 5 ở hang đơn vị). Riêng biểu đồ miền thì lấy 1 ô hoặc 2 ô = 10% và kẻ đến 100%.
+        Năm: Lấy năm cuối trừ năm đầu.
·         Nếu dưới 14 năm thì lấy mỗi ô bằng 1 năm.
·         Nếu trên 15 năm thì tiếp tục chia cho 10, rồi làm tròn lên. Ví dụ chia ra được 2,2 thì lấy 1 ô hay 1cm = 3 năm hoặc 4 năm, không nên lấy 1 ô = 2 năm vì sẽ không đủ chỗ vẽ.

Lưu ý: Phần lí thuyết thầy chỉ gợi ý trả lời theo 1 số ý chính, cũng gần như đầy đủ các em bổ sung thêm đáp án dựa vào vở ghi, SGK và những gì thầy giảng trên lớp để hoàn thiện nội dung của đề cương ôn tập.

Chúc các em thi tốt !



BÀI TẬP
Bài 1 Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI
                                                                                         (Đơn vị: triệu tấn)
Năm
1985
1995
2005
Đông Nam Á
3,4
4,9
6,4
Thế giới
4,2
6,3
9,0
a.       Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cao su của Đông Nam Á và thế giới qua các năm trên.
b.      Nhận xét qua biểu đồ đã vẽ và giải thích về sự phát triển sản xuất cao su của vùng Đông Nam Á.
Bài 2:  Dựa vào bảng số liệu sau:  
SẢN LƯỢNG CAO SU, CÀ PHÊ CỦA ĐÔNG NAM Á VÀ CỦA THẾ GIỚI
(Đơn vị: triệu tấn)
Cây trồng
Khu vực
1985
1995
2005
Cao su
Đông Nam Á
3,4
4,9
6,4
Thế giới
4,2
6,3
9,0
Cà phê
Đông Nam Á
0,5
0,9
1,8
Thế giới
5,8
5,5
7,8
a.       Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á và của thế giới.
b.      Nhận xét.
Bài 3:  Dựa vào bảng số liệu sau:  
SỐ DÂN Ô-XTRÂY-LI-A  QUA MỘT SỐ NĂM
                                                                                      (Đơn vị: triệu người )
Năm
1900
1939
1985
1990
1995
2005
Số dân (triệu người)
4,7
6,9
15,8
16,1
18,1
20,4
a.       Vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của Ô-xtrây-li-a thời kỳ 1900 - 2005.
b.      Nhận xét về sự gia tăng dân số của Ô-xtrây-li-a  thời gian trên và cho biết nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự gia tăng dân số ở đây
Bài 4:  Dựa vào bảng số liệu sau:  
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ô-XTRÂY-LI-A
(Đơn vị: %)
Năm
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
1985
4,0
34,8
61,2
2000
3,7
25,6
70,7
2004
3,0
26,0
71,0
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Ô-xtrây-li-a từ năm 1985 - 2004.                                 
  2. Nêu nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu đó.
  3. Tính số dân của từng khu vực kinh tế năm 2000, biết dân số năm 2000 là: 19,2 triệu người.
Bài 5:  Dựa vào bảng số liệu sau:   
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ô-XTRÂY-LI-A
(Đơn vị: %)
Năm
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
1985
4,0
34,8
61,2
1995
3,2
26,3
70,5
2000
3,7
25,6
70,7
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Ô-xtrây-li-a từ năm 1985-2000.                     
  2. Nêu nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu đó.
  3. Tính số dân của từng khu vực kinh tế năm 1985, biết dân số năm 1985 là: 15,8 triệu người. 

LIKE and SHARE this article: