HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CHƯƠNG 8 HỌC KỲ II  ĐỊA LÍ –  2 LỚP 10S2, 10C5 CHÚ Ý !
TẢI VỀ MÁY FILE WORD ĐỂ IN THEO LINK NÀY: 
http://www.mediafire.com/view/?t3uap8w1292a01w

KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
 Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp.
1. Vai trò.


 Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân .
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và củng cố an ninh quốc phòng.
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn TNTN, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
- Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động và tăng thu nhập.
 *Công nghiệp hoá: Quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế dựa vào cơ bản sản xuất công nghiệp.
2. Đặc điểm.
- Có 3 đặc điểm:
+ Gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động và giai đoạn chế biến.
+ Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ.
+ Nhiều ngành phức tạp, phân công tỉ mỉ, phối hợp chặt chẽ.
 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Vị trí địa lý: có tác động rất lớn đến việc lựa chọn địa điểm để xây dựng cac nha máy, khu công nghiệp, khu chế xuất. cơ cấu ngành công nghiệp, hình thức tổ chức lảnh thổ.
- Nhân tố tự nhiên: là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố công nghiệp: Quy mô các xí nghiệp, sự phân bố công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư, lao động: số lượng và chất lượng lao dộng có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp.
+ Tiến bộ khoa học- kỹ thuật: làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố công nghiệp, làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp.
- Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xây dựng xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất.
Bài 32: địa lí các ngành công nghiệp
1. Vai trò của công nghiệp năng lượng
-            Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của 1 quốc gia.
-            Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định.
-            Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
a. Ngành khai thác than




Vai trò
-          Là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản.
-          Được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.
-          Là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa học, dược phẩm.
Trữ lượng. Trữ lượng ước tính khoảng 13.000 tỉ tấn, trong đó ¾ là than đá.
Sản lượng. Sản lượng khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm.
Phân bố Tập trung chủ yếu ở bán cầu Bắc: Hoa Kỳ, LB Nga, CHLB Đức, Australia, Balan, Trung Quốc… Các nước khai thác nhiều: Hoa Kỳ, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan…
Ở Việt Nam: than  có nhiều loại,  trữ lượng  6,6 tỉ tấn, tập trung ở Quảng Ninh (90%), khả năng khai thác 3,6 tỉ tấn. Hiện nay, người ta đã phát hiện và lên kế hoạch khai thác bể than ở  ĐBSH với trữ lượng 210 tỉ tấn, khả năng khai thác 30 – 35 tỉ tấn
b. Ngành khai thác dầu khí

d. Phân bố
+ Tập trung chủ yếu ở các khu vực: Trung Đông (92,5 tỉ tấn),  Bắc Phi (13,2 tỉ tấn), LB Nga (11,3 tỉ tấn), Mỹ Latinh (10,3 tỉ tấn) (01/2003)
+ Các nước khai thác đứng đầu Thế Giới: Ả Rập Xê Út, LB Nga, Hoa kỳ, Iran, Trung Quốc
* Dầu mỏ có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nhiều quốc gia đặc biệt các nước đang phát triển như Arâp Xêut, Côoet, Iran, Irắc… Ở những quốc gia này xuất khẩu dầu mỏ có vai trò quyết định đến phát triển nền kinh tế của đất nước nên nguồn dầu mỏ ở đây rất quý vì vậy người ta gọi là “vàng đen”.
 Ngành công nghiệp điện lực

Vai trò
-          Cơ sở chủ yếu để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
-          Nền tảng để đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kỹ thuật.
-          Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.
Cơ cấu.
+ Nhiệt điện.
+ Thủy điện.
+ Điện nguyên tử.
+ Tua bin khí.
Sản lượng, phân bố
-          Sản lượng: 15.000 tỉ kWH
-          Tập trung phát triển chủ yếu ở các nước phát triển: Bắc Âu, Canada, Hoa Kỳ, Australia…
-          Các nước có tổng sản lượng điện đứng đầu TG: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, LB Nga…
-          Việt Nam sản lượng 46 tỷ kw/h ( 561 kw/h/năm) (2004)
Ngành CN năng lượng là ngành tiên phong trong phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên cần khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nhằm bảo vệ môi trường cũng như tích cực nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, thân thiện với môi trường: Phong điện, khí sinh học, năng lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều, địa nhiệt…Các chương trình tiết kiệm năng lượng: các hoạt động của Giờ Trái Đất…
II. Công nghiệp điện tử – tin học.
1. Vai trò:
ü  Là ngành trẻ, bùng nổ 1990 đến nay.
ü  Ngành KT mũi nhọn.
ü  Thước đo trình độ phát triển KT- kĩ thuật.
2. Đặc điểm
ü  Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ cao
ü  Không chiếm diện tích lớn
ü  Ít gây ô nhiễm môi trường
3. Phân loại:  Sản phẩm chia làm 4 nhóm:
    +   Máy tính: Thiết bị, phần mềm.
    +  Thiết bị điện tử: Linh kiện điện tử, vi mạch.
    +   Thiết bị viễn thông: Máy điện thoại.
  +   Điện tử tiêu dùng: Điện tử gia dụng..
4. Sản xuất, phân bố
-        Đứng đầu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU….
-        Các nước đang phát triển đẩy mạnh sản xuất máy tính để phụ vụ nhu cầu sản xuất, quản lí xã hội và xuất khẩu.
-        Ở Việt Nam chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai...Sản phẩm chính là hàng điện tử tiêu dùng chiếm tỷ lệ khá cao (80%) trong cơ cấu sản phẩm ngành điện tử; trong khi công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và công nghiệp phụ trợ lại phát triển chậm.
III. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
1.Vai trò
-          Sản phẩm đa dạng đáp úng nhu cầu của nhân dân
-          Thúc đẩy NN và các ngành CN khác phát triển
-          Cung cấp hàng xuất khẩu
-          Giải quyết việc làm
2. Đặc điểm
-          Đa dạng về sản phẩm
-          Ít vốn đầu tư
-          Thời gian xây dựng ngắn
-          Sản xuất đơn giản
-          Thời gian hoàn vốn nhanh
-          Thu lợi nhuận dễ dàng, có khả năng xuất khẩu.
3. Phân loại:
ü  Cơ cấu ngành đa dạng gồm: dệt may, da dày , nhựa, sành sứ, thủy tinh…
ü  Ngành dệt may là ngành chủ đạo
4. Sản xuất, phân bố
-        Phân bố rộng rãi. Các nước có ngành dệt may phát triển: Trung Quốc, An Độ, Hoa Kì, Nhật Bản…
-        Ở Việt Nam ngành dệt may phát triển là ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước. Tập trung ở các khu công nghiệp của các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… Cuối 2007 đã lọt vào top 10 nước XK dệt may lớn trên TG với kim ngạch XK đạt 7,78 tỉ USD. Thị trường tiêu thụ rộng lớn như các nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản…
IV. Công nghiệp thực phẩm
1.Vai trò
-          Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mọi người về ăn uống.
  Tại sao ở công nghiệp dệt may và công nghiệp thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới?
§ Gợi ý:
-Nhu cầu ăn, mặc của hơn 6 tỉ người trên thế giới ngày càng tăng và đa dạng.
-Nguồn nguyên liệu phong phú.
-Ngành này ít gây ô nhiễm môi trường, sử dụng điện ở mức độ vừa phải, vốn đầu tư không lớn.
-Thông qua việc chế biến, các sản phẩm nông nghiệp càng tăng giá trị, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ với những đức tính cần cù, khéo léo, chăm chỉ… => phát triển mạnh mẽ ở tất cả các nước, phân bố xung quanh các thành phố lớn, nơi có lực lượng lao động dồi dào, có kĩ thuật, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-          Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển.
-          Làm tăng thêm giá trị của sản phẩm thông qua chế biến -> tạo khả năng xuất khẩu, Tăng khả năng tích lũy  vốn cho nền kinh tế
2.      Đặc điểm:
ü  Sản xuất đơn giản
ü  Ít vốn đầu tư
ü  Thời gian hoàn vốn nhanh
ü  Thu lợi nhuận dễ dàng,
ü  Có khả năng xuất khẩu
3. Phân loại: Gồm 3 phân ngành:
+ Chế biến các sản phẩm từ trồng trọt.
+ Chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi.
+ Chế biến thủy hải sản
4. phân bố: rộng rãi. Các nước phát triển chú trọng sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, sử dụng tiện lợi.
Bài 33: Khái niệm TCLTCN: Là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
I. Vai trò :- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động- Góp phần CNH - HĐH
II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Điểm CN - Khái niệm:   Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó có một hoặc hai, ba xí nghiệp phân bố ở nơi có nguồn nguyên, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế hoặc ở những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản
- Đặc điểm:
+ Gồm các xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán, giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ SX
+ Phân công lao động về mặt địa lí độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hòan chỉnh
- Qui mô: vài chục hoặc vài trăm, hàng nghìn công nhân tùy thuộc tính chất từng xí nghiệp.
2. Khu CN tập trung - Khái niệm:   Khu vực đất đai có ranh giới nhất định, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh thị trừơng TG
- Đặc điểm:
+ Không có dân sinh sống, vị trí địa lí thuận lợi
+ Tập trung nhiều xí nghiệp, công nghiệp, hợp tác SX cao, có ưu đãi riêng
+ Chi phí SX thấp
+ DV trọn gói
+ Môi trường chính trị và pháp luật ổn định
- Qui mô: từ 50 ha trở lên đến vài trăm ha
Hiện nay VN có 150 KCN trong đó có 90 KCN đang hoạt động, 60 KCN đang ở dạng qui hoạch.
3. Trung tâm CN - Khái niệm: là hình thức tổ chức CN ở trình độ cao, là khu vực tập trung CN gắn với đô thị vừa và lớn
- Đặc điểm:
+ Gồm nhiều xí nghiệp lớn, có thể xí nghiệp chuyên môn hóa của trung tâm CN do xí nghiệp này quyết định
+ Các xí nghiệp này dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, vị trí thuận lợi
- Qui mô: các khu công nghiệp và nhiều xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ về SX, kỹ thhuật, kinh tế và qui trình công nghệ
VD: TTCN lớn ( TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng), TTCN cấp thấp hơn (Đà Nẵng, Cần Thơ, Việt Trì,…), TTCN chuyên môn hóa một hay một vài sản phẩm như gang thép Thái Nguyên, dệt Nam Định…
4. Vùng CN - Là hình thức cao nhất của TCLTCN.
- Đặc điểm:
+ Có không gian rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều xí nghiệp, cụm CN, KCN, TTCN có mối quan hệ về sản xuất.
+ Có một số nhân tố tương đồng trong quá trình hình thành (sử dụng chung một vài loại tài nguyên, cùng có VTĐL thuận lợi, cùng sử dụng lao động, CSHT,…)
+ Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo hướng chuyên môn hóa của vùng, trong đó có một hạt nhân tạo vùng, thường là một TTCN lớn.
+ Có các ngành CN phục vụ và bổ trợ.
+ Vùng CN nổi tiếng trên thế giới như: Vùng Loren ở Pháp, vùng Rua ở CHLB Đức,…
+ Ở Việt Nam, theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (2001), cả nước được phân thành 6 vùng CN (kể tên).
Bài 34:            THỰC HÀNH      

                        

Đơn vị: (%)

1950
1960
1970
1980
1990
2003
Than
100
143
161
207
186
291
Dầu mỏ
100
201
447
586
637
746
Điện
100
238
513
853
1224
1536
Thép
100
183
314
361
407
460
2. Vẽ biểu đồ

 Nhận xét và giải thích:
- Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.
- Nhìn chung, các sản phẩm này đều tăng từ năm 1990 đến 2003 (trừ than 1990 thì bị giảm xuống).
- Than: Tăng trưởng khá cao và đều đặn vì là nguồn năng lượng truyền thống, trong thời gian 1990 có sự giảm xuống do đã tìm ra các nguồn năng lượng khác thay thế sau đó tăng lên vì có trữ lượng lớn như ở Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc,...
- Dầu mỏ: Tốc độ tăng trưởng khá nhanh và liên tục do có những ưu điểm như khả năng sinh nhiệt cao, dễ nạp nhiên liệu, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hoá chất (trung bình 14,3%).
- Điện: Tốc độ tăng trưởng ngày càng cao (trung bình có tốc độ tăng trưởng 33%) vì đây là ngành công nghiệp năng lượng trẻ, phát triển nhanh.
- Thép: Tốc độ tăng trưởng khá đều (trung bình khoảng 9%) vì là sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, trong xây dựng và đời sống..
*Kết luận: Các nguồn năng lượng có tác động thúc đẩy đến sự phát triển của kinh tế nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. Chính gì vậy nên tìm các nguồn năng lượng khác thay thế.
Hướng dẫn cách nhận xét biểu đồ cho ngắn gọn, đủ ý.
Thường có hai bước chính:
+        Nhận xét hàng ngang: tăng hay giảm, tăng hay giảm bao nhiêu? (có thể làm toán trừ hoặc toán chia cũng được). Yếu tố nào tăng nhanh nhất, tăng mấy lần, yếu tố nào tăng nhanh nhì… tăng chậm nhất, tăng mấy lần)
+        Nhận xét hang dọc: Xếp hạng so sánh. Yếu tố nào dẫn đầu (hay chiếm nhiều nhất). Thứ nhì là ………. Thứ ba là …………. Xếp hạng chót (hoặc ít nhất) là ……………. Nếu các năm giống nhau về thứ hạng thì ta gom chung lại nói một lần.
+         Kết luận: Tùy theo câu hỏi mà ta có thể kết luận phù hợp chừng 2 hoặc 3 dòng.
Hướng dẫn chia tỉ lệ
+        Hàng đơn vị : Lấy một số liệu lớn nhất trong bảng số liệu chia cho 10, tròn làm tròn số (tốt nhất là tròn đến 0 hoặc đến 5 ở hang đơn vị). Riêng biểu đồ miền thì lấy 1 ô hoặc 2 ô = 10% và kẻ đến 100%.
+        Năm: Lấy năm cuối trừ năm đầu.
·         Nếu dưới 14 năm thì lấy mỗi ô bằng 1 năm.
·         Nếu trên 15 năm thì tiếp tục chia cho 10, rồi làm tròn lên. Ví dụ chia ra được 2,2 thì lấy 1 ô hay 1cm = 3 năm hoặc 4 năm, không nên lấy 1 ô = 2 năm vì sẽ không đủ chỗ vẽ.
LIKE and SHARE this article: