HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KỲ II  ĐỊA LÝ – 11C1
 TẢI MÁY BẢN IN WORD 2003 :
CÂU HỎI ĐỀ CƯƠNG: https://www.kleii.com/f/5187ae8a4b457da21400007f
GỢI Ý TRẢ LỜI : https://www.kleii.com/f/518befff4b457db2700000b3
  Lưu ý: Phần lí thuyết thầy chỉ gợi ý trả lời theo 1 số ý chính, cũng gần như đầy đủ các em bổ sung thêm đáp án dựa vào vở ghi, SGK và những gì thầy giảng trên lớp để hoàn thiện nội dung của đề cương ôn tập.
Chúc các em thi tốt !
I. Về kiến thức:
1.      Trình bày vị trí địa lí và lãnh thổ của Liên Bang Nga? Đánh giá vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế?
2.      Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của Liên Bang Nga?
3.      Dựa vào bảng 8.2 và biểu đồ tháp dân số Liên Bang Nga nhận xét sự thay đổi số dân của Liên Bang Nga và nêu hậu quả của sự thay đổi dân số đó?
4.      Một đôi nét về thành tựu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, danh nhân tiêu biểu của Nga.
5.      Thực trạng nề kinh tế của Liên Bang Nga sau khi thành lập? Nêu một số thành tựu của Liên Bang Nga và nguyên nhân chủ yếu giúp Liên Bang Nga đạt được những thành tựu đó?
6.      Đặc điểm ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Liên Bang Nga?
7.      Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản, tìm hiểu thông tin thêm về thảm họa tự nhiên nặng nề nhất của Nhật Bản gần đây
8.      Trình bày được một số đặc điểm của dân cư và người lao động Nhật Bản?
9.      Một số vấn đề thời sự mang tính chất quan trọng của 2 quốc gia trên. Mối quan hệ giữa Liên Bang Nga – Việt Nam, Nhật Bản – Việt Nam

BÀI TẬP

Bài 1: Dựa vào bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG DẦU MỎ CỦA LIÊN BANG NGA
Năm
1995
2001
2003
2005
Số dân (triệu người)
147,8
144,9
143,3
143,0
Dầu mỏ (triệu tấn)
305,0
340,0
400,0
470,0
  1. Tính sản lượng dầu mỏ bình quân đầu người ở Liên Bang Nga qua các năm trên.
  2. Nhận xét và giải thích dựa trên bảng số liệu và kết quả tính toán
Bài 2: Dựa vào bảng số liệu:
SỐ DÂN CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: triệu người)
Năm
1991
1995
1999
2000
2001
2003
2005
Số dân
148,3
147,8
146,3
145,6
144,9
143,3
143

a.       Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi số dân của Liên Bang Nga giai đoạn 1991 – 2005.
b.      Nhận xét.
Bài 3: Dựa vào bảng số liệu
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1990
1995
2000
2001
2004
Xuất khẩu
287,6
443,1
479,2
  403,5
565,7
Nhập khẩu





Cán cân thương mại
52,2
107,2
99,7
54,4
111,2
a.       Hoàn thành bảng số liệu trên                                       
b.      Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm      
c.       Nhận xét về tổng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
Bài 4: Dựa vào bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1990
1995
2000
2001
2004
Xuất khẩu
287,6
443,1
479,2
403,5
565,7
Nhập khẩu
235,4
335,9
379,5
349,1
454,5
  1. Tính tỉ lệ % giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm trên.
  2. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu của Nhật Bản.
Bài 5: Dựa vào bảng số liệu:
SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN
Nhóm tuổi
1950
1970
1997
2005
2025
(dự báo)
Dưới 15 tuổi (%)
35,4
23,9
15,3
13,9
11,7
Từ 15 – 64 tuổi (%)
59,6
69,0
69,0
66,9
60,1
65 tuổi trở lên (%)
5,0
7,1
15,7
19,2
28,2
Số dân (triệu người)
83,0
104,0
126,0
127,7
117,0
a.    Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản.
b.    Nhận xét và nêu tác động của sự biến đổi đó đến phát triển Kinh tế - Xã hội.
Bài 6: Dựa vào bảng số liệu:
                         Năm
Nhóm tuổi
         1970
         2005
Dưới 15 tuổi (%)
23,9
13,9
Ttừ 15 - >64 tuổi (%)
69,0
66,9
65 tuổi trở lên (%)
7,1
19,2
Dân số (triệu người)
104,0
127,7
a.       Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua hai năm 1970 và 2005
b.      Nhận xét qua biểu đồ đã vẽ.
c.       Nêu tác động của sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản
Bài 7:  Dựa vào bảng số liệu:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO NHẬT BẢN
Năm
1985
1990
1995
2000
2002
2004
Diện tích (nghìn ha)
2342
2047
2118
1770
1688
1650
Sản lượng (nghìn tấn)
14 578
13 124
13 435
11 863
11 111
11 400
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa gạo của Nhật Bản từ 1985- 2004.
  2. Nêu nhận xét tình hình sản xuất lúa gạo của Nhật Bản từ 1985- 2004.
  3. Tính năng suất lúa gạo của ba năm từ 1985 - 2000.
Bài 8: Dựa vào bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
 (Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1990
1995
2000
2001
2004
Xuất khẩu
287,6
443,1
479,2
403,5
565,7
Nhập khẩu
235,4
335,9
379,5
349,1
454,5
  1. Tính cán cân thương mại (cán cân xuất - nhập khẩu) của Nhật Bản qua các năm.
  2. Nhận xét
Bài 9: Dựa vào bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN BANG NGA
Năm
1995
2001
2003
2005
Dầu mỏ (Triệu tấn)
305,0
340,0
400,0
470,0
Than đá (Triệu tấn)
270,8
273,4
294,0
298,3
Điện (tỉ Kwh)
876,0
847,0
883,0
953,0
a.       Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp của Liên Bang Nga thời kì 1995 – 2005.
b.      Nhận xét về tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp của Liên Bang Nga thời kì 1995 – 2005
2005
HƯỚNG DẪN 1 SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ HỌC



YÊU CẦU
ĐƠN VỊ TÍNH
CÔNG THỨC TÍNH
MẬT ĐỘ DÂN SỐ
Người/ Km2
Mật độ = Số dân/diện tích
SẢN LƯỢNG
Tấn hoặc triệu tấn
Sản lượng = Năng suất × diện tích
NĂNG SUẤT
Tạ/Ha hoặc Tấn/Ha
Năng suất = Sản lượng : Diện tích
TỈ LỆ GIA TĂNG TỰ NHIÊN
%
GTTN = (Tỉ lệ sinh - Tỉ lệ tử )/10
TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ (Tg)
%
Tg = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử
BÌNH QUÂN ĐẤT
Ha/Người
BQĐ = Diện tích đất : Số dân
BÌNH QUÂN THU NHẬP
USD/Người
BQTN = Tổng thu nhập : Dân số
TÍNH PHẦN TRĂM
Từng phần
(Giá trị từng phần × 100) : Tổng số
Từ % quy ra số liệu thực
Tổng × số % của yếu tố cần tính : 100
Tốc độ tăng trưởng (Năm gốc)
(Số liệu thực của năm sau × 100): số liệu thực của năm gốc
CÁN CÂN XUẤT – NHẬP KHẨU
Đơn vị tuyệt đối
Cán cân Xuất – Nhập khẩu = Xuất khẩu – Nhập khẩu
TÍNH TỈ LỆ XUẤT NHẬP KHẨU
%
Tỉ lệ Xuất – Nhập khẩu = (Xuất khẩu : Nhập khẩu) × 100
Hướng dẫn cách nhận xét biểu đồ cho ngắn gọn, đủ ý.
Thường có hai bước chính:
+        Nhận xét hàng ngang: tăng hay giảm, tăng hay giảm bao nhiêu? (có thể làm toán trừ hoặc toán chia cũng được). Yếu tố nào tăng nhanh nhất, tăng mấy lần, yếu tố nào tăng nhanh nhì… tăng chậm nhất, tăng mấy lần)
+        Nhận xét hang dọc: Xếp hạng so sánh. Yếu tố nào dẫn đầu (hay chiếm nhiều nhất). Thứ nhì là ………. Thứ ba là …………. Xếp hạng chót (hoặc ít nhất) là ……………. Nếu các năm giống nhau về thứ hạng thì ta gom chung lại nói một lần.
+         Kết luận: Tùy theo câu hỏi mà ta có thể kết luận phù hợp chừng 2 hoặc 3 dòng.
Hướng dẫn chia tỉ lệ
+        Hàng đơn vị : Lấy một số liệu lớn nhất trong bảng số liệu chia cho 10, tròn làm tròn số (tốt nhất là tròn đến 0 hoặc đến 5 ở hang đơn vị). Riêng biểu đồ miền thì lấy 1 ô hoặc 2 ô = 10% và kẻ đến 100%.
+        Năm: Lấy năm cuối trừ năm đầu.
·         Nếu dưới 14 năm thì lấy mỗi ô bằng 1 năm.
·         Nếu trên 15 năm thì tiếp tục chia cho 10, rồi làm tròn lên. Ví dụ chia ra được 2,2 thì lấy 1 ô hay 1cm = 3 năm hoặc 4 năm, không nên lấy 1 ô = 2 năm vì sẽ không đủ chỗ vẽ.

LIKE and SHARE this article: