Á VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ


I. Khái quát chung về Á vùng du lịch Nam Trung Bộ

- Diện tích khoảng 123.036 km2.
- Dân số khoảng 8.872.980 người.
- Thành phố Nha Trang, thành phố Đà Lạt cùng với thành phố Hồ Chí Minh (Đông Nam Bộ) tạo thành tam giác tăng trưởng du lịch. 
- Địa hình khá đa dạng và có nhiều tài nguyên du lịch phong phú.
1. Vị trí địa lý
- Nằm án ngữ trên các trục giao thông chính quan trọng Bắc- Nam và Đông Tây, có hệ thống các cảng biển, sân bay rải đều trên các tỉnh, thành phố.
- Vùng gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ.
- Đây là cửa ngõ thuận lợi nối với thế giới và khu vực bằng đường biển.
- Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.
- Có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia.
- Hệ thống đường giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ.
- Các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông - Tây và không quá xa các cảng biển nước sâu như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội.
2. Tài nguyên du lịch
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
a. Địa hình.
- Địa hình phân hóa phức tạp bao gồm nhiều bộ phận có sự tương phản rõ rệt. 
- Toàn bộ lãnh thổ của vùng nằm trải dài trên phần cuối của dải đồng bằng ven biển trung bộ trên các cao nguyên xếp tầng, các gờ núi Trường Sơn nam.
--> Địa hình đầy đủ cả đồi, núi, cao nguyên, và ven biển là thế mạnh cho phép tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau.
* Miền núi và cao nguyên xếp tầng tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp, thích hợp cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu , du lịch thể thao mạo hiểm.
II. Tiềm năng phát triển du lịch của vùng.
* Đặc biệt tiêu biểu cho vùng này là địa hình biển và đảo .
+ Vùng có đường bờ biển dài, khúc khuỷu , lại có nhiều bãi cát mịn nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển tạo thành những vịnh biển kín gió thuận lợi cho việc hình thành các bãi biển đẹp.
-->thuận lợi để phát triển du lịch tắm biển , nghỉ dưỡng.
+ Các đụn cát ở Ninh Thuận, Bình Thuận với các đồi cát nhiều màu sắc và bề mặt “cao nguyên cát đỏ” đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch thể thao (đua xe, bóng đá, bóng chuyền)…Ở đây còn có thể phát triển các loại hình du lịch vui chơi kết hợp với tắm biển…
+ Ven bờ biển duyên hải Nam Trung Bộ còn có các đảo và quần đảo có giá trị cho hoạt động du lịch như: 
quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), đảo Phú Qúy (Bình Thuận)...
Ở nơi đó, còn gắn với nhiều di tích văn hóa-lịch sử để phát triển các loại hình du lịch khác, thu hút du khách.
--> Có thể nói rằng, mùa du lịch ở vùng này diễn ra dài hơn so với các vùng khác, điều này có thể thấy rõ từ thành phố Nha Trang trở vào. 
- Khí hậu vùng này tương đối phức tạp.
- Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm.Nhịp điệu mùa thể hiện sâu sắc biểu hiện trong sự luân phiên giữa mùa khô và mùa mưa.
- Khí hậu khu vực này là khí hậu nhiệt đới núi cao, điều hòa sự chênh lệch nhiệt độ theo độ cao thể hiện rõ nét.
-->  Khí hậu phân theo độ cao rõ rệt hình thành nên các vùng cao nguyên có khí hậu mát mẻ thích hợp cho các hoạt động vui chơi và nghỉ dưỡng như cao nguyên Lâm Viên với thành phố Đà Lạt sương mù, thuận lợi cho việc phát triển du lịch quanh năm .
b. Khí hậu
- Đây cũng là vùng có nhiều địa phương khô hạn nhất trong năm.
- Ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông bão,gió mùa Đông Bắc...
--> Tuy vậy, vùng cũng nên chú ý xây dựng tour phù hợp với sự phân hóa mùa mưa và khô để tránh gây nên nhịp điệu mùa của du lịch giống mùa của khí hậu.
c. Nguồn nước 
-Có tài nguyên nước phong phú 
- Vùng có mạng lưới sông dày đặc và phân bố khá đều. Các dòng sông trong vùng thường có phong cảnh đẹp với sức hấp dẫn cao đối với du khách điển hình như sông Xê Xan, Srê Pôk .
- Có nhiều thác nước đẹp như:Prenn, Đam Bri,Poungour , Đatalan (Lâm Đồng)...
-->  Có thể khai thác nhiều loại hình tham quan nghỉ mát và đặc biệt là thể thao mạo hiểm (vượt thác).
- Các hồ nước tự nhiên và nhân tạo của vùng cũng đang được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch.Các hồ nước trên cao nguyên hay giữa vùng đồi núi trập trùng đã tạo những phong cảnh hết sức hấp dẫn.

- Vùng còn có nguồn nước ngầm khá phong phú .
Có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch là các nguồn nước khoáng và nước nóng.
d. Tài nguyên sinh vật
III. Hiện trạng phát triển du lịch và những hạn chế của vùng
-Tài nguyên động thực vật của vùng cũng vô cùng phong phú.
- Động vật có nhiều loại đặc hữu như: tê giác một sừng, khướu Ngọc Linh…
- Vùng có 8/30 vườn quốc gia của cả nước: Núi Chúa, Kon Ka Kinh...
- Và nhiều khu bảo tồn thiên nhiên: Kon Cha Răng, Ngọc Linh, Krông Trai... 
--> Tạo điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
a. Các di tích văn hóa-lịch sử:
- Có nhiều nét đặc thù riêng của khu vực. 
- Có tiềm năng cao, thu hút lớn sự quan tâm của du khách. Khu vực Nam Trung bộ nói riêng và Trung bộ nói chung được mệnh danh là “vùng du lịch không mùa”.
- Vùng Nam Trung bộ kéo dài từ Bình Định đến Bình Thuận với đặc trưng bởi các di tích đậm yếu tố Chăm. 
- Hệ thống tháp Chăm với lối kiến trúc độc đáo.
- Vùng Tây Nguyên mang đậm yếu tố văn hóa của dân tộc thiểu số.
- Bên cạnh đó, là sự hấp dẫn của thắng cảnh tự nhiên, của các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, những di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc gắn với các cuộc chiến tranh cách mạng.
- Đặc biệt cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa văn hóa của nhân loại (2005).
b. Lễ hội:
- Nam Trung bộ và Tây Nguyên tồn tại nhiều lễ hội tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc, lễ hội trong hoạt động nông nghiệp như cầu mưa,...
- Ngoài ra, còn nhiều lễ hội đặc trưng riêng của vùng.
- Ở Nam Trung bộ người Chăm đã sinh sống ở đây từ rất lâu đời. họ là những người đầu tiên khai phá, sinh sống ở mảnh đất này. Vì vậy họ mang đến cho khu vực những lễ hội vô cùng đặc sắc. 
- Đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, lễ hội gắn với lễ nghi dân tộc hoặc tín ngưỡng.
- Trong các lễ hội hoặc dịp quan trọng thường có dàn cồng chiêng.
c. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:
- Vùng du lịch Nam Trung bộ và Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em. Sự đa dạng về thành phần dân tộc đã đem lại sự đa dạng trong truyền thống văn hóa.
- Các dân tộc thiểu số có nền văn hóa đặc sắc, đều để lại nhiều công trình văn hóa, kiến trúc có giá trị phục vụ du lịch.
- Sự hội nhập của tất cả các tộc người tạo thành cộng đồng thống nhất để hình thành một vùng văn hóa đa màu sắc trong sinh hoạt cộng đồng, kiến trúc nghệ thuật và kho tàng văn hóa dân gian nhưng vẫn thống nhất.
- Đây là sản phẩm để phục vụ du lịch. Vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, hòa nhập nhưng không hòa tan.
d. Làng nghề thủ công truyền thống:
- Làng thủ công truyền thống ở vùng này tuy không thật nhiều nhưng cũng khá độc đáo. Các nghề thủ công truyền thống mang sắc thái riêng cho từng khu vực.
- Tây Nguyên đặc sắc với nghề dệt thổ cẩm, dệt tơ lụa. Người Chăm-Nam Trung bộ đạt đến độ tinh xảo trong nghề gốm.
- Nhiều làng nghề được khai thác cho hoạt động du lịch như: làng dệt thổ cẩm Chăm (Mỹ Nghiệp-Ninh Thuận), thổ cẩm dân tộc Ê- đê (ĐakLak), gốm Bàu Trúc (Phước Dân-Ninh Thuận),...
e. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác:
- Hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian khá phát triển.
- Ẩm thực ở đây cũng rất phong phú.
- Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ngày càng phát triển cũng tạo thuận lợi để phát triển du lịch ở đây. 
- Bên cạnh đó, các bảo tàng có giá trị cũng tận dụng vào hoạt động du lịch
3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Quốc lộ 1A huyết mạch chạy qua từ Bắc vào Nam.
- Quốc lộ 14 dài khoảng 890km, là nhịp cầu dẫn vào không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội , nhà rông, các bản trường ca của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Những tuyến đường bộ rất thuận lợi để phát triển du lịch của vùng.
- Nhiều cảng lớn như Cam Ranh, Nha Trang (Khánh Hòa)…điều kiện thích hợp để phát triển đường biển.
- Sân bay quốc tế là Cam Ranh và các sân bay nội địa như Buôn Mê Thuột, Tuy Hòa, Pleiku…góp phần quan trọng cho việc phát triển du lịch.
3.1. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông vận tải
b. Thông tin liên lạc.
- Mạng lưới thông tin liên lạc tương đối đa dạng, đang ngày càng được nâng cấp và phát triển thêm nhất là mạng lưới bưu chính và viễn thông. 
- Các vùng sâu, vùng xa của những dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên đang được đặc biệt chú trọng và quan tâm để phục vụ mạng lưới thông tin liên lạc đáp ứng đầy đủ nhu cầu đời sống của người dân.

3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:
- Hàng loạt các cơ sở lưu trú như khách sạn, resort… được xây dựng, số lượng và chất lượng đều được cải thiện hơn trước. 
-Các khu vui chơi giải trí, cơ sở phục vụ du lịch cũng có phần được cải thiện và chú ý đầu tư hơn.

1. Hiện trạng phát triển du lịch

1.1. Thị trường khách du lịch
- Vùng duyên hải Nam Trung bộ thu hút khách đến tham quan quanh năm kể cả du khách trong nước và quốc tế.
- Du khách đến vào tháng 2, tháng 5 và tháng 12 chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt mùa hè (tháng 7, 8) là mùa cao điểm về du lịch biển đảo của vùng.
- Khách đến đây theo nhiều loại hình du lịch đa dạng như tham quan thắng cảnh thiên nhiên; nghỉ dưỡng biển, tham quan di tích văn hóa - lịch sử
- Vùng Tây Nguyên du lịch vẫn ở hàng thứ yếu.
- Phát triển du lịch Tây Nguyên còn nhiều hạn chế, giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của du lịch Tây Nguyên đạt 12%/năm.
- Số lượng khách du lịch đến Tây Nguyên trong những năm qua tăng chậm và không đều, có lúc giảm đáng kể. 
- Khách du lịch đến phần lớn ở Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận)…hay thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng)- những nơi có tiềm năng phát triển du lịch to lớn và cơ sở hạ tầng khá tốt so với các nơi khác trong vùng.
- Khách quốc tế hay đến nơi đây rất đa dạng và phong phú (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản….)
- Bên cạnh đó, nguồn khách du lịch nội địa cũng tăng trưởng rất nhanh, chứng tỏ đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao.
1.2. Cơ sở lưu trú
- Cơ sở lưu trú của vùng phát triển khá nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của khách du lịch. 
- Ngoài cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch cũng phát triển không kém nhưng chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Nha Trang, Phan Thiết, Quy Nhơn….
1.3. Nguồn lao động
- Trong những năm qua, nguồn lao động trong ngành du lịch của vùng đã không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. 
- Về mặt số lượng, tốc độ tăng không đồng đều. 
-Về mặt chất lượng, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 1 tỉ trọng nhỏ trong tổng số lao động của ngành….
1.4. Doanh thu du lịch
- Nguồn thu chủ yếu của ngành du lịch là từ hoạt động lưu trú. 
- Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh về khách du lịch, doanh thu du lịch của vùng cũng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. 
- Tuy vậy, tỷ lệ của toàn vùng du lịch Nam Trung Bộ chiếm khoảng 12-15% doanh thu từ du lịch của cả nước.
2. Những hạn chế.
2.1. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
a. Điều kiện tự nhiên:
- Được sự ưu đãi của thiên nhiên, các bãi biển đẹp đem lại những thuận lợi nhất định trong phát triển du lịch biển nhưng cũng tạo nên sự đơn điệu. Hầu hết đều là một loại hình du lịch biển và nghĩ dưỡng dễ gây nên nhàm chán cho du khách. 
- Khí hậu nóng khô khá khắc nghiệt. 
- Thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên.
- Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường du lịch.
b. Điều kiện kinh tế xã hội:
- Chưa có các sản phẩm du lịch chủ lực, thương hiệu sản phẩm đặc trưng của miền Trung, ngoại trừ một số điểm du lịch có thương hiệu, nhưng chưa có tác dụng lan tỏa. 
- Thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao, lành nghề nhất là nguồn nhân lực trình độ cao.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ. 
- Phần lớn các địa phương đều có tư duy phát triển dàn trải
->
tạo nên sự đơn điệu.
- Việc quản lý của các cơ quan có thẩm quyền còn nhiều bất cập.
2.2. Tây Nguyên
- Gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế toàn diện, không thể phát triển du lịch biển. 
- Tình hình an ninh kinh tế - xã hội, chính trị không được ổn định.
- Địa hình hiểm trở gây khó khăn lớn cho giao thông và việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong sản xuất kinh tế và du lịch .
- Vào những tháng khô hạn thường hay thiếu nước.
- Sông ngòi nơi đây khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác nguy hiểm nên việc giao thông đường thuỷ rất khó khăn. 
- Sản phẩm du lịch Tây Nguyên còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn.
- Nằm gần tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ nên sứt hút du lịch của vùng bị hạn chế.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đồng bộ. Chất lượng trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Sự phân bố và đầu tư cho mạng lưới khách sạn còn chưa thật hợp lý mới chỉ tập trung ở thành phố. 
1. Các tiểu vùng du lịch
1.1. Tiểu vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Thành phố Nha Trang
- Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. 
- Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh.
- Chính sự đa dạng về địa hình giữa đồng bằng, đồi núi, các đảo đã tạo cho Nha Trang những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Hòn Tằm, Hòn Mun, Đảo Yến... 
Đảo Yến
Đảo Hòn Mun
Hòn Đỏ
Hòn Chồng
Mũi Né
mũi Kê Gà
Thành phố Quy Nhơn
1.2. Tiểu vùng Tây Nguyên
Thành phố Đà Lạt
- Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
- Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù và cả biệt danh là thành phố ma,… 
2.Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng
- Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng ở biển và núi…
* Các sản phẩm du lịch cụ thể:
+ Giao tiếp và phát triển kinh tế - xã hội, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm…
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng ở ven biển, hồ, tham quan, nghiên cứu khu vực, các khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia.
+ Tham quan các di tích thời kỳ chống Mỹ cứu nước
+ Tham quan, nghiên cứu các di sản văn hóa Chăm và các tôn giáo khác.
+ Du lịch nghiên cứu vùng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
- Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển: Đại Lãnh, Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Mũi Né (Phan Thiết)…
- Cảnh quan nghỉ dưỡng núi: cao nguyên Lâm Đồng với thành phố Đà Lạt: núi Langbiang, Tuyền Lâm…
- Các hồ nước: ở Đà Lạt, Biển Hồ (Gia Lai), Yaly(Kon Tum)…
- Các điểm du lịch sinh thái như Yok Đôn, Kon Ka Kinh, Chư Mom Ray…
- Các tháp Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Sơn (Bình Định)…
- Các khu tập trung nhiều di tích như nhà ngục Kon Tum, Cam Ranh (Khánh Hòa)…
• Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu:
1. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
- Khai thác hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái.
- Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tối đa các hoạt động tiêu cực của các hoạt động du lịch, môi trường và thiên tai nhất là các điểm du lịch ở Tây Nguyên.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đến mọi tầng lớp trong xã hội.
- Khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường.
2. Chính sách
- Có chính sách ưu tiên, đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên tham gia các hoạt động du lịch, khuyến khích bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống và thế mạnh ở Tây Nguyên để phục vụ du lịch.
- Có chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng tại địa bàn trọng điểm như Nha Trang( Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng)…
3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Có chính sách bồi dưỡng , đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động du lịch trong vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Có chính sách ưu đãi, chú trọng đào tạo và tôn vinh nhân tài trong lĩnh vực du lịch.
- Nâng cao về nhận thức du lịch cho mọi tầng lớp trong xã hội.
4. Xúc tiến, quảng bá du lịch và phát triển thị trường
- Tổ chức các chương trình giới thiệu du lịch vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế.
- Xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trên các phương diện truyền thông và ngoài nước 
- Tập trung nghiên cứu thị trường trọng điểm của vùng để đầu tư phát triển các loại hình du lịch phù hợp với thị trường.
- Liên kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng xây dựng chương trình du lịch chung, phát triển du lịch của vùng như liên kết khai thác sản phẩm du lịch biển đảo, các di sản văn hóa Chăm…
- Liên kết hợp tác với các vùng khác như: kết nối con đường di sản miền Trung với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, …
- Liên kết hợp tác quốc tế.
1. Nha Trang- Dốc Lết- vinpearl- Đà Lạt:
2. Đà Lạt- Buôn Ma Thuột- Pleiku- Kontum
3. Phan Thiết- Nha Trang- Phú Yên- Quy Nhơn
LIKE and SHARE this article:

Post a Comment