Thật thà thì mất lòng, thật lòng thì mất hết ! 

Trong khi cuộc sống cơm áo gạo tiền bủa vây, một số người chỉ chăm chăm kiếm tiền sao cho thật nhiều mà quên dạy con cái như thế nào là thật thà, nên sống thế nào cho phải. Họ chỉ thường đưa tiền cho con, để mặc chúng muốn tiêu xài thế nào thì tùy. 
Tôi không dám nhận mình là người thật thà. Tôi thật với nhiều người và giả dối với một số người. Thật thà lắm lúc cũng dại. Nhưng thật thà là một đức tính tốt mà người xưa đã để lại, chúng ta cần đưa vào chương trình giáo dục từ bậc tiểu học. Đừng để trẻ em phải tiếp nhận câu nói:"Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt/ Lươn lẹo len lỏi lại leo lên"
Người lớn nhiều khi còn lừa dối nhau thì đừng hỏi câu "Tại sao con mình lại có tính dối trá?".

Thật thà = thua thiệt


Thật thà thì mất lòng, thật lòng thì mất hết ! 

Bệnh giả dối như... người bạn thân quen

Nhiều người ngay thẳng bị trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.
Cứ nói dối nếu không hại ai
Tôi thấy cái gì cũng nói dối thì không đúng. Cuộc sống vốn dĩ chạy theo thành tích và lợi nhuận của cá nhân mỗi người đã tồn tại từ lâu. 
Nhưng theo tôi, nói dối không ảnh hưởng tới ai thì nên cho phép mình làm điều đó.

Quan trọng là hai chữ "đạo đức"

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Thuốc đắng dã tật/ Sự thật mất lòng". Thật hay giả, đúng hay sai, phải hay trái, trung thực hay giả dối đều không quan trọng. Điều quan trọng nhất là việc mình làm có gây tổn hại cho người khác hay không. Đây là câu hỏi lớn nhưng rất tiếc là không có câu trả lời chính xác vì tùy thuộc vào hai chữ "đạo đức" của con người. Vì xã hội hiện nay còn những người đạo đức giả và vô đạo đức nên sự thẳng thắn, trung thực đôi khi bị ngộ nhận.

Giữ lấy niềm tin vào sự trung thực

Giả dối cũng chỉ vì lợi ích trước mắt. Những điều tôi được học ở trường hay là thế, nhiệt huyết là thế, nhưng khi ra đời để bắt đầu thực hiện những mơ ước của mình thì tôi lại bị chính một số người làm trong ngành giáo dục dập tắt chỉ vì đồng tiền.
Phải chăng chính những cái lợi trước mắt đó đã tạo ra sự dối trá, giả tạo ngày càng sâu? Mỗi cá nhân không thể tạo ra những thay đổi to tát, vậy nên hãy thay đổi chính bản thân mình bằng cách tự nhắc nhở mình thật thà, biết khinh miệt những kẻ dối trá, vụ lợi cá nhân, không nghe những lời giả dối...
Tôi tin rằng trên đời này vẫn còn nhiều người lãnh đạo rất tốt và trung thực. Hãy tin tưởng chính mình và tin tưởng cuộc sống. Mình phải thật thà thì mới có thể nói người khác được.

Thật thà đúng thời điểm

Tôi nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ thẳng thắn. Tôi nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm.
Tôi khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người.
Không phải lời nói dối nào cũng xấu
Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình, gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường. Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem đến cái xấu cho xã hội.
LIKE and SHARE this article:

Post a Comment