Nền cộng hòa lâu đời thứ hai tại tây bán cầu vẫn luôn chìm trong các cuộc đảo chính, trong tay các nhà độc tài và sự can thiệp nước ngoài trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, vài thập kỷ gần đây có lẽ là thời gian "đại hạn" của người dân Haiti.
Chế độ độc tài Duvalier (1957-1986 )
Hình ảnh Haiti - Quốc gia bất hạnh nhất thế giới số 1
"Baby Doc và Papa Doc" (ảnh: Getty Images)
Sau giai đoạn bất ổn giữa thế kỷ 20 khi kết thúc cuộc chiến đẫm máu với Cộng hòa Dominica và sự chiếm đóng tạm thời của lính Mỹ trên hòn đảo này, Haiti mới lại có được tia hy vọng khi François "Papa Doc" Duvalier, một bộ trưởng y tế được lòng dân lên làm tổng thống. Nhưng Duvalier lại không trở thành nhà cầm quyền nhân đạo mà người dân Haiti vẫn mong chờ. Duvalier nhanh chóng củng cố quyền lực của mình trong nhà nước, các cơ quan an ninh và làm giàu cho bản thân cùng những người thân cận bằng cách nhận hối lộ, tống tiền và xây dựng sự sùng bái cá nhân. Ông đút túi hàng triệu đôla Mỹ trong những năm đầu cầm quyền. Khoảng 30.000 người Haiti đã bị giết hại trong suốt thời gian "bạo hành" của Duvalier và nhiều người khác bị trục xuất.
Sau khi ông qua đời năm 1971, con trai ông Jean-Claude, mới 19 tuổi đã lên kế nghiệp và được biết đến với tên gọi "Baby Doc". Sau khi tiếp tục duy trì chính sách đàn áp và tham nhũng của người cha, Baby Doc cuối cùng đã thoái vị và bỏ ra nước ngoài do áp lực từ chính quyền Reagan năm 1986. Nhưng "triều đại"  Duvalier đã để lại cho Haiti một di sản tham nhũng và cái nghèo đói mà không dễ dàng khắc phục được.
Cuộc khủng hoảng Aristide đầu tiên  (1991)
Hình ảnh Haiti - Quốc gia bất hạnh nhất thế giới số 2
Aristide lưu vong (Ảnh: Getty Images)
Năm 1990, Jean-Bertrand Aristide được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử được coi là công bằng đầu tiên của Haiti. Từng là linh mục, và dẫn đầu lực lượng đối lập chống chế độ Duvalier, Aristide dường như là lựa chọn không thể khác để giúp đất nước giành lại vị thế của mình. Nhưng thời "thử nghiệm" dân chủ ấy cũng chết yểu. Aristide bị lật đổ trong vụ bạo động quân sự chỉ vài tháng sau đó và buộc phải sống lưu vong. Hơn 1.500 người đã bị giết. Hàng nghìn người tị nạn phải chuyển tới Mỹ trên những chiếc thuyền đơn sơ, khiến tổng thống George H.W. Bush phải ban hành luật chống lại làn sóng từ Haiti này. 
Năm 1994, Liên Hợp Quốc cho phép sử dụng vũ lực để xóa đi chế độ độc tài quân sự, và Mỹ dẫn đầu, thành lập quân đội đa quốc gia để đảm bảo cho lực lượng ủy thác này. 20.000 nhân viên quân sự đã đáp xuống Haiti mà không bị phản đối, khôi phục lại quyền lực cho Arsistide.
Cuộc khủng hoảng Aristide lần hai  (2004)
Hình ảnh Haiti - Quốc gia bất hạnh nhất thế giới số 3
Cuộc khủng hoảng Aristide tái diễn (Ảnh: Getty Images)
Aristide bị cấm tái tranh cử năm 1995, nhưng ông đã trở lại cầm quyền 5 năm sau đó, trong cuộc bầu cử được nhiều người cho là gian lận, và mất đi nhiều sự ủng hộ quốc tế trong quá trình tranh cử này. Nỗ lực đảo chính quân sự đầu tiên xảy ra chỉ một năm sau đó. Những bất bình trước cuộc bầu cử của Aristide đã trở thành các cuộc phản đối bạo lực từ năm 2000-2003. 

Tháng 2/2004, nhóm nổi dậy tự gọi mình là Mặt trận giải phóng dân tộc vì tự do Haiti, bao gồm các cựu nhân viên quân sự và một số nhân vật nổ tiếng từ thời Duvalier, đã phong tỏa Gonaives, thành phố lớn thứ 4 tại Haiti, và bắt đầu "hướng về" thành thủ đô. Mặc dù Mỹ đã giúp Aristide lấy lại quyền lực sau khi bị lật đổ, nhưng chính quyền George W. Bush lại đứng trung lập trong lần này, cho rằng thời gian cầm quyền tham nhũng của Aristide đã gây ra bạo động. Arsitide phải rời Haiti cuối tháng 2, đổ lỗi cho áp lực từ phía Mỹ, buộc ông phải từ bỏ quyền lực.
Ngay sau vụ bạo động, Liên Hợp Quốc lại thực hiện sứ mệnh tái ổn định cho Haiti, với sự tham gia của lực lượng gìn giữ hòa bình do quân đội Brazil dẫn đầu. Mặc dù sự có mặt của lực lượng mũ xanh, bạo lực chính trị, tàn sát, và bắt bớ các thành viên đối lập vẫn tái diễn trong chính phủ lâm thời.
Lũ lụt (2004)
Hình ảnh Haiti - Quốc gia bất hạnh nhất thế giới số 4
Trận lụt năm 2004 tại Haiti (Ảnh: Getty Imanges)
Dường như rối loạn chính trị còn chưa đủ tồi tệ, thiên nhiên cũng góp phần làm Haiti thêm tiêu điều năm 2004 với các trận tàn phá liên miên. Chỉ một tháng sau cuộc đảo chính, lũ quét đã tấn công vùng biên giới Haiti-Dominica, khiến 1.600 người thiệt mạng. Sau đó, tháng 9, bão Jeanne tàn phá Gonaives, cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 người. Chính phủ lâm thời gần như tê liệt và không thể phản ứng hiệu quả. 
Lũ lụt lại càng thêm khủng khiếp hơn do tình trạng chặt phá rừng. Vì quản lý môi trường yếu kém và nghèo đói, hơn 98% đất rừng nước này đã bị làm trơ trụi, mất đi lớp đất bề mặt giúp giữ nước. Lực lượng gìn giữ hòa bình 8.000 người, nhằm giúp Haiti hình thành chính phủ, đã nỗ lực đối phó với những thảm họa nhân quyền. Quân đội Mỹ đã ngừng các khoản viện trợ một cách đầy tranh cãi trong những trận lũ lụt đầu tiên vì thiếu nguồn tài chính.
Bất ổn (2008)
Hình ảnh Haiti - Quốc gia bất hạnh nhất thế giới số 5
Người dân phản đối trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 (Ảnh: Getty Images)
Một biện pháp nhỏ giúp ổn định chính trị được khôi phục với cuộc bầu cử của tổng thống René Préval năm 2005, nhưng sự bình yên cũng không tồn tại lâu. Năm 2008, 80% dân số Haiti sống dưới 2 đôla Mỹ/ngày, và rồi, "cả nước" lại bị chìm trong cuộc khủng hoảng lương thực. Truyền thông quốc tế đã khiến độc giả không khỏi bị sốc với những bài báo rằng người Haiti làm bánh quy bằng bụi.
Tháng 4, sau khi giá gạo tăng gấp đôi trong vòng 6 tháng, người phản đối xuống đường quanh thủ đô Port-au-Prince để đòi chính phủ hoặc là phải tiến hành các biện pháp hạ thấp chi phí sinh hoạt hoặc là phải giải tán. Những người phản đối đã sử dụng các thùng rác phá hàng rào vào cung điện quốc gia. Lực lượng gìn giữ hòa bình phải bắn đạn sao su để giải tán đám đông. Một người phản đối nói trên Reuters: "Nếu cảnh sát và quân đội Liên Hợp Quốc muốn bắn chúng tôi, thì cũng không sao cả, bởi vì đằng nào nếu chúng tôi không bị giết bởi đạn bắn thì chúng tôi cũng chết vì đói". Cuối cùng, chính phủ may mắn tồn tại qua cuộc khủng hoảng, nhưng tín nhiệm đã giảm xuống nghiêm trọng và nỗi thống khổ của người dân chưa thể được giải tỏa.
Mưa bão (2008)
Hình ảnh Haiti - Quốc gia bất hạnh nhất thế giới số 6
Hậu quả một trận bão năm 2008 (Ảnh: Getty Images)
Mùa thu 2008, Haiti lại liên miên bị bão "quấy rối"; lần lượt bão Fay, Gustav, Hanna, và Ike ập đến chỉ trong một tháng, khiến 800 người chết và đẩy hơn 1 triệu người vào cảnh mất nhà cửa. Thành phố luôn thiếu may mắn Gonaives lại oằn mình trong bão. Thành phố nhanh chóng trở thành nơi "không thể sống được", và các thủ tướng chính phủ nói, nhiều trong số dân cư phải rời đi. 60% mùa màng bị phá hỏng, rác thải vẫn còn đang được dọn dẹp cho tới năm nay.
Trong khi cùng với các quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Cộng hòa Dominica và Cuba, bị bão tàn phá nặng nề nhất, thì số người chết tại Haiti lại cao gấp gần 10 lần vì sự xuống cấp về môi trường đã làm lũ lụt trầm trọng hơn và sự bất lực của chính phủ. Nhà nhân chủng học Mỹ và nhà hoạt động nhiều năm tại Haiti, Paul Farmer, gọi mùa bão là "thảm họa phi tự nhiên", nói rằng một "kế hoạc Marshall" là cần thiết để tái xây dựng các thể chế chính trị tại Haiti nếu không đất nước này sẽ "lại phải gian nan vì cuộc sinh tồn qua mùa bão". Nhưng thiệt hại sau trận động đất 7,3° richter có lẽ còn hơn tất cả những gì ông có thể tưởng tượng.
  • Đình Ngân (Theo FP)
LIKE and SHARE this article:

Post a Comment